• 0389972144

  • 0389972144

  • Cơ sở 1 : Phòng Khám Phúc Nhi số nhà 21- ngõ 291- Khương Trung- Thanh Xuân – Hà Nội Cơ sở 2 : Phòng Khám Nhi Care số 151 Phố Thuỷ Nguyên- Khu đô thị Ecopark- Thị Trấn Văn Giang Hưng Yên

  • [email protected]

Rong kinh tuổi vị thành niên: Những dấu hiệu cần nhận biết

04 Tháng 11 2020

line

Ngày 10/1/2020, Bs Nhung tiếp nhận một trẻ gái 13 tuổi tại Khoa Sức khỏe vị thành niên- Bệnh viện Nhi Trung Ương. Nhập viện vì chảy máu vùng sinh dục liên tục kéo dài đã hơn 20 ngày nay. Trẻ được gia đình đưa vào viện trong tình trạng: mệt mỏi, da xanh, niêm mạc nhợt nặng.

Các bác sỹ khoa Sức khỏe vị thành niên đánh giá đây là một trường hợp rong kinh có tình trạng mất máu nặng và cần được xử trí truyền máu cấp cứu kết hợp với điều trị cầm máu. Sau khi xử trí, tình trạng của trẻ đã được cải thiện nhanh chóng: da niêm mạch hồng trở lại, trẻ tỉnh táo và các hoạt động sinh hoạt đã trở lại bình thường.

Theo Bs Nhung – Bác sỹ khoa sức khỏe vị thành niên- Bệnh viện Nhi TW cho biết: rong kinh ở trẻ vị thành niên là bệnh lý khá thường gặp và có thể gây ra biến chứng nguy hiểm như mất máu nặng thậm chí tử vong nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời. Các bác sỹ đưa ra cảnh báo: với những trẻ nữ trong độ tuổi vị thành niên, các bố mẹ trẻ cần quan tâm, chia sẻ cùng với con mình để có thể phát hiện sớm tình trạng rong kinh ở độ tuổi này.

Rong kinh là hiện tượng ra máu từ đường sinh dục (âm đạo) có chu kỳ, kéo dài trên 7 ngày. Rong kinh do nhiều nguyên nhân gây nên như tại cơ quan sinh dục, bệnh lý nội tiết, rối loạn đông máu và các rối loạn về tâm lý… Về điều trị, chủ yếu là truyền máu cấp nếu mất máu nặng kết hợp với điều trị cầm máu và điều trị dự phòng. Rong kinh ở trẻ Vị thành niên cần phải được quản lý và điều trị ở tại các cơ sở y tế.

Nếu bố mẹ và bản thân trẻ vị thành niên thấy có hiện tượng kinh nguyệt kéo dài trên 7 ngày hoặc số lượng kinh nguyệt nhiều hơn so với bình thường thì nên đưa trẻ đến cơ sở y tế có chuyên môn để được khám, tư vấn và điều trị nếu cần. Việc phát hiện sớm, can thiệp kịp thời sẽ giúp tránh được các biến chứng nguy hiểm do rong kinh ở trẻ vị thành niên.

  • Ngoài ra, các trẻ vị thành niên khi có kinh nguyệt cũng cần lập sổ theo dõi về chu kỳ kinh:
    – Ngày bắt đầu có kinh
    – Ngày hết ra máu kinh
    – Số băng vệ sinh thay trong 1 ngày thời gian có kinh lần tiếp theo.

Những thông tin này sẽ giúp trẻ và cha mẹ phát hiện những dấu hiệu bất thường để đi khám kịp thời và giúp bác sĩ đánh giá tình trạng thực tế đưa ra hướng can thiệp phù hợp cho trẻ.
:star:Các bác sĩ Khoa Sức khỏe Vị thành niên- Bệnh viện Nhi Trung ương luôn đồng hành cùng bố mẹ và các trẻ vị thành niên để tư vấn và hỗ trợ về các vấn đề về sức khoẻ sinh sản của trẻ.
*** Hãy liên hệ theo số hotline: 0389972144, Bác sỹ Thiều Thị Huyền Nhung.

Theo Thạc sỹ. BS Thiều Thị Huyền Nhung- Khoa Sức khỏe Vị Thành Niên- Bệnh viện Nhi Trung Ương.

Hãy đặt câu hỏi ngay bây giờ để nhận được tư vẫn từ chuyên gia

  • Hotline 0389 972 144 - 0971 413 788
  • Tư vấn 24/7
  • Được sở Y tế cấp phép hoạt động
  • Đội ngũ chuyên gia đầu ngành của Việt Nam và nước ngoài
  • Công nghệ tiên tiến đạt chuẩn quốc tế
  • Hệ thống cơ sở hiện đại bậc nhất
  • Quy trình nghiệp vụ chuyên nghiệp an toàn
chuyengia
tu van
Đặt lịch tư vấn
  • Hotline:

    0389972144

  • Tel:

    0389972144

  • Di động:

    0389972144

Đặt lịch khám

line
  • facebook
  • google

© 2020 PHÒNG KHÁM NHI KHOA - VỊ THÀNH NIÊN

  • Điều khoản sử dụng
  • |
  • Chính sách bảo mật
  • |
  • Số lượt truy cập: 186430