-
0389972144
-
0389972144
-
Cơ sở 1 : Phòng Khám Phúc Nhi số nhà 21- ngõ 291- Khương Trung- Thanh Xuân – Hà Nội Cơ sở 2 : Phòng Khám Nhi Care số 151 Phố Thuỷ Nguyên- Khu đô thị Ecopark- Thị Trấn Văn Giang Hưng Yên
Làm thế nào đối phó cơn đau bụng kinh nguyệt
20 Tháng 04 2021

Khi mà cơn đau bụng trong chu kỳ kinh nguyệt vượt quá sức chịu đựng của bạn, khiến cho bạn phải dừng lại các hoạt động thường ngày, kem những cơn đau đầu, buồn nôn, choáng ngất, hãy đến gặp bác sĩ để khám kiểm tra và được điều trị bằng các liệu pháp giảm đau
- Những liệu pháp giảm đau được hay dùng khi trẻ bị đau kinh thuốc giảm cơn co tử cung và điều trị nội tiết tố
- Ngoài ra có thể sử dụng một số biện pháp sau để giảm đau
Chườm – Tắm nước nóng
Chườm ấm vùng bụng dưới giúp phần tử cung co thắt nhịp nhàng, khí huyết lưu thông thuận lợi, từ đó làm giảm đau bụng kinh. Có thể chườm ấm bằng cách sử dụng miếng dán nóng, chai nước nóng hay túi chườm.
Ngoài ra, phụ nữ nên tắm nước nóng khi tới kỳ kinh nguyệt như là một liệu pháp điều hòa cơ thể, đồng thời làm giảm đau bụng kinh.
Massage
Thực hiện những động tác massage nhẹ nhàng ở phần bụng dưới theo hướng vòng tròn, thực hiện liên tục cho đến khi cảm thấy cơn đau bụng dịu đi rõ rệt. Việc massage giúp cho phần cơ bụng được giãn ra, giảm thiểu các cơn co thắt đột ngột – nguyên nhân chính gây thống kinh.
Sử dụng gừng tươi
Giã nhỏ gừng tươi, đắp lên vùng bụng dưới (có thể kết hợp xoa bóp) trong khoảng 5-7 phút. Tính nóng của gừng sẽ giúp xoa dịu cơn đau bụng kinh.
Tập thể dục thường xuyên
Tập thể dục thường xuyên giúp các cơ được thả lỏng, đồng thời giải phóng hormone endorphin tạo cảm xúc tích cực, từ đó làm giảm cơn đau bụng kinh, cải thiện tâm trạng và kích thích đốt cháy prostaglandin.
Một số bài tập phù hợp trong những ngày “đèn đỏ” được các chuyên gia khuyến cáo là: tập yoga, đạp xe, đi bộ; vừa cải thiện đau bụng kinh vừa giúp cơ thể khỏe mạnh.
Chế độ ăn uống lành mạnh
Trong kỳ kinh nguyệt, bạn cần chú ý duy trì chế độ ăn uống thanh đạm, ít dầu mỡ và giàu chất xơ. Ngoài ra, nên bổ sung các loại thực phẩm có chứa vitamin E, B1, B6, magie, kẽm và axit béo omega 3 – là các thành phần giúp giảm thiểu các hormone gây đau bụng kinh hay làm dịu đi sự căng cơ và chứng sưng viêm.
Ngoài ra, bạn cũng cần hạn chế các loại thức ăn mặn, đồ uống có cồn và cafein trong những ngày hành kinh. Cafein là một chất kích thích hệ thần kinh giúp cơ thể tỉnh táo, do vậy nó sẽ khiến bạn trở nên nhạy cảm hơn với các cơn đau, thậm chí khiến cho chu kỳ kinh nguyệt trở nên thất thường. Nên dùng nước ấm, nước ép trái cây hay sinh tố rau củ thay vì các loại đồ uống có ga, nước giải khát, đặc biệt là giai đoạn trước và sau chu kỳ kinh nguyệt.
Vệ sinh vùng kín sạch sẽ
Vệ sinh vùng kín trong những ngày hành kinh là cực kỳ quan trọng, giúp ngăn ngừa các vi khuẩn có hại xâm nhập vào cơ thể gây viêm nhiễm.
Ngủ ngon và đủ giấc
Trong những ngày hành kinh, việc hormone thay đổi cộng với các cơn đau bụng xuất hiện khiến cho cơ thể mệt mỏi, ngủ không ngon giấc. Để cải thiện tình trạng này, các bác sĩ gợi ý bạn có thể nằm ngủ theo tư thế bào thai. Tư thế ngủ này giúp các cơ quanh bụng được giãn ra, từ đó làm giảm đau bụng kinh.
Phòng khám phụ khoa sản phụ khoa trẻ em – Vị Thành Niên Bệnh Viện Nhi Trung ương luôn là địa chỉ tin cậy để bạn có thể đến để được khám và tư vấn.
Hãy đặt câu hỏi ngay bây giờ để nhận được tư vẫn từ chuyên gia
- Hotline 0389 972 144 - 0971 413 788
- Tư vấn 24/7
- Được sở Y tế cấp phép hoạt động
- Đội ngũ chuyên gia đầu ngành của Việt Nam và nước ngoài
- Công nghệ tiên tiến đạt chuẩn quốc tế
- Hệ thống cơ sở hiện đại bậc nhất
- Quy trình nghiệp vụ chuyên nghiệp an toàn
