-
0389972144
-
0389972144
-
Cơ sở 1 : Phòng Khám Phúc Nhi số nhà 21- ngõ 291- Khương Trung- Thanh Xuân – Hà Nội Cơ sở 2 : Phòng Khám Nhi Care số 151 Phố Thuỷ Nguyên- Khu đô thị Ecopark- Thị Trấn Văn Giang Hưng Yên
Bé 16 tháng chỉ biết gọi bà có phải bị chậm nói không?
22 Tháng 08 2019

Chị Nguyễn Thị Hoa đặt câu hỏi như sau: “Con nhà tôi 19 tháng tuổi, bé gái nặng gần 11kg. Một tuần nay cháu chảy nước mũi và húng hắng ho 1 vài tiếng vào ban đêm, tự nhiên đêm hôm 04/12/2008 cháu ho dồn dập liên tục, khó thở do ngạt mũi (mũi xanh) khóc đêm đi khám bác sỹ bảo cháu bị Viêm phế quản có thắt và kê đơn thuốc Vetolin dạng xịt thay cho uống thuốc Brozedex. Tôi xin hỏi là làm cách nào để phòng tránh bệnh này ko xảy ra nữa. Mong sớm nhận được hồi âm. Xin cám ơn”
Viêm phế quản là một dạng viêm nhiễm hay sưng viêm ở những đường thở lớn trong phổi. Khi trẻ nhỏ mắc phải những chứng như ho, đau họng, cúm, hay viêm xoang do vi rút gây nên, thì rất có thể chính các loại vi rút gây bệnh này lại là “thủ phạm” gây nên chứng viêm phế quản nếu không được nhanh chóng điều trị kịp thời và dứt điểm.
Điều trị
Những trẻ có dấu hiệu sau cần được nhập viện sớm: có dấu hiệu nặng như khó thở, bú kém, tím tái; có biến chứng: suy hô hấp, viêm phổi, xẹp phổi…; có yếu tố nguy cơ (như đã nêu trên). Ngoài ra, các trường hợp VTPQ nhẹ, không có biến chứng, không có yếu tố nguy cơ thì có thể được chăm sóc tại nhà.
Chăm sóc tại nhà: Tiếp tục cho trẻ bú hay ăn uống đầy đủ. Cần cho trẻ uống nhiều nước để tránh thiếu nước. Cần làm thông thoáng mũi cho trẻ để giúp trẻ dễ thở hơn và bú tốt hơn. Có thể nhỏ mũi 2-3 giọt nước muối sinh lý sau đó làm sạch mũi cho trẻ. Cho trẻ dùng thuốc đúng như chỉ dẫn của thầy thuốc. Tránh khói thuốc lá vì có thể làm bệnh của trẻ nặng hơn và dễ bị hen sau này. Cần đi tái khám đúng hẹn của bác sĩ.
Chăm sóc tại bệnh viện: Đối với các thể thông thường, không có suy hô hấp thì ngay khi vào viện, các bác sĩ sẽ tiến hành hút thông đường thở, giải phóng các chất xuất tiết. Dùng khí dung ẩm thuốc giãn phế quản có tác dụng nhanh như ventolin, bricanyl, salbutamol. Kết hợp với lý liệu pháp hô hấp, vỗ rung, hút đờm. Những trẻ sốt cao, nôn, thở nhanh phải bù đủ dịch và điện giải theo nhu cầu cơ thể trẻ. Cần cho trẻ dinh dưỡng đủ chất và cân nhắc cẩn thận trước khi sử dụng kháng sinh.
Đối với những trường hợp nặng có suy hô hấp thì phải sử dụng liệu pháp oxygen, hút thông đường hô hấp trên, dùng thuốc giãn phế quản đường khí dung ẩm, truyền nước, điện giải theo nhu cầu cơ thể bù lượng thiếu hụt. Nếu những biện pháp trên không cải thiện tình trạng suy hô hấp thì phải tiến hành đặt nội khí quản và các biện pháp hô hấp hỗ trợ khác. Chỉ sử dụng kháng sinh khi có biểu hiện viêm nhiễm thứ phát, không nên dùng steroid cho trẻ.
Phòng bệnh cho trẻ đúng cách
Cho trẻ bú mẹ, ăn đủ chất để nâng cao thể trạng.
Giữ vệ sinh môi trường, vệ sinh trong nhà trẻ, nhà trường, nhà hộ sinh. Tiêm chủng mở rộng phòng bệnh cho trẻ em theo đúng quy định.
Không hút thuốc lá trong buồng ngủ có trẻ, trong nhà trẻ.
Nếu phát hiện có dịch sởi, ho gà, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay là dịch cúm gia cầm, phải kịp thời cách ly để tránh lây cho trẻ khác, vì các bệnh này là một trong những nguyên nhân gây biến chứng viêm phế quản – phổi.
Hãy đặt câu hỏi ngay bây giờ để nhận được tư vẫn từ chuyên gia
- Hotline 0389 972 144 - 0971 413 788
- Tư vấn 24/7
- Được sở Y tế cấp phép hoạt động
- Đội ngũ chuyên gia đầu ngành của Việt Nam và nước ngoài
- Công nghệ tiên tiến đạt chuẩn quốc tế
- Hệ thống cơ sở hiện đại bậc nhất
- Quy trình nghiệp vụ chuyên nghiệp an toàn
