-
0389972144
-
0389972144
-
Cơ sở 1 : Phòng Khám Phúc Nhi số nhà 21- ngõ 291- Khương Trung- Thanh Xuân – Hà Nội Cơ sở 2 : Phòng Khám Nhi Care số 151 Phố Thuỷ Nguyên- Khu đô thị Ecopark- Thị Trấn Văn Giang Hưng Yên
Chăm sóc sức khỏe trong thời kỳ kinh nguyệt
14 Tháng 08 2020

Khi trẻ bước vào giai đoạn vị thành niên, một trong những thay đổi rõ rệt nhất là sự trưởng thành về chức năng sinh dục-sinh sản. Trẻ bắt đầu phát triển tuyến vú, mọc lông sinh dục và có kinh nguyệt. Trong 1 vài năm đầu, kinh nguyệt của trẻ có thể không đều, bị rối loạn do hoạt động của trục dưới đồi – tuyến yên – buồng trứng chưa thuần thục. Các rối loạn này có thể gây lo lắng cho trẻ VTN và cha mẹ trẻ. Một số các rối loạn kinh nguyệt hay gặp là:
- Rong kinh: là hiện tượng ra máu từ đường sinh dục theo chu kỳ kinh và kéo dài trên 7 ngày.
- Rong huyết: là hiện tượng ra máu từ đường sinh dục không có tính chất chu kỳ, kéo dài trên 7 ngày.
- Thống kinh: là hiện tượng đau bụng trong khi hành kinh hoặc 1 thời gian ngắn trước khi hành kinh
- Kinh thưa: Vòng kinh (thời gian từ ngày đầu tiên ra máu của chu kỳ trước đến ngày đầu tiên ra máu của chu kỳ tiếp theo) dài trên 35 ngày
- Kinh mau: vòng kinh ngắn dưới 21 ngày
Để hỗ trợ các em biết cách tự chăm sóc khi có kinh nguyệt, phòng tránh các hậu quả không đáng có, Khoa Sức khỏe Vị thành niên gửi đến các em 1 số các hướng dẫn sau:
- Khi bắt đầu có kinh nguyệt, các em nên lập sổ theo dõi chu kỳ kinh nguyệt, ghi lại các thông tin sau:
- Số ngày ra máu kinh
- Số băng vệ sinh thay trong 1 ngày để biết số lượng máu kinh nhiều hay ít.
- Vòng kinh kéo dài bao lâu. Vòng kinh sẽ được tính từ ngày đầu tiên bắt đầu ra máu của chu kỳ trước đến ngày đầu tiên ra máu của chu kỳ kinh tiếp theo. Điều này sẽ giúp bác sĩ có thể đánh giá được bạn có bị rối loạn kinh nguyệt hay không, mức độ như thế nào?
- Vệ sinh trong những ngày ra máu kinh:
Trong thời gian ra máu kinh, vi khuẩn có cơ hội phát triển vì vậy dễ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm ở vùng kín. Để tránh tình trạng này các em nên:
- Thay băng vệ sinh mỗi 4 tiếng 1 lần.
- Vệ sinh bộ phận sinh dục bằng nước sạch hoặc bằng các dung dịch vệ sinh phụ nữ.
- Chế độ ăn:
- Ăn các loại thịt đỏ (thịt heo, thịt bò…) hoặc rau sẫm màu (cần tây, rau đay, rau dền, rau ngót, rau bí, rau cải xanh, cải soong…) giúp cung cấp sắt cho cơ thể.
- Chế độ ăn nhiều calci và vitamin D giúp hỗ trợ làm giảm các triệu chứng tiền kinh nguyệt (những triệu chứng như đau lưng, căng vú, đau bụng, nổi mụn…).
- Uống nước đầy đủ theo nhu cầu.
- Tránh đồ ăn, uống có chất kích thích: rượu, cà phê, đồ ăn cay nóng.
- Đảm bảo tinh thần thật thoải mái, vận động nhẹ nhàng, không tập các môn thể thao đòi hỏi nhiều sức lực.
- Khi thấy máu kinh ra nhiều, kéo dài, người mệt mỏi, xanh xao cần đến cơ sở y tế để được thăm khám, đánh giá mức độ mất máu và điều trị nếu cần.
- Trong 1 số ít trường hợp bị rong kinh, rong huyết mức độ nặng sẽ cần nhập viện điều trị. Trong quá trình điều trị tại bệnh viện, trẻ sẽ được hướng dẫn:
- Nằm đầu thấp hoặc đầu bằng, nghỉ ngơi, hạn chế vận động.
- Dùng thuốc nội tiết điều trị cầm máu.
- Theo dõi đáp ứng của thuốc trong quá trình điều trị: số lượng máu ra có giảm hoặc ngừng ra máu không?
- Theo dõi các tác dụng phụ của thuốc nếu có như có bị chóng mặt, đau đầu, buồn nôn không?
Thạc sĩ – Bác sĩ nội trú Thiều Thị Huyền Nhung
Hotline: 0389972144- 097 1413788.
Hãy đặt câu hỏi ngay bây giờ để nhận được tư vẫn từ chuyên gia
- Hotline 0389 972 144 - 0971 413 788
- Tư vấn 24/7
- Được sở Y tế cấp phép hoạt động
- Đội ngũ chuyên gia đầu ngành của Việt Nam và nước ngoài
- Công nghệ tiên tiến đạt chuẩn quốc tế
- Hệ thống cơ sở hiện đại bậc nhất
- Quy trình nghiệp vụ chuyên nghiệp an toàn
