-
0389972144
-
0389972144
-
Cơ sở 1 : Phòng Khám Phúc Nhi số nhà 21- ngõ 291- Khương Trung- Thanh Xuân – Hà Nội Cơ sở 2 : Phòng Khám Nhi Care số 151 Phố Thuỷ Nguyên- Khu đô thị Ecopark- Thị Trấn Văn Giang Hưng Yên
Rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì – khi nào cần phải đi khám?
11 Tháng 08 2020

Giai đoạn dậy thì là giai đoạn mà cơ thể các em bắt đầu có những thay đổi rõ rệt, là bước chuyển mình từ cơ thể của một đứa trẻ sang cơ thể của người trưởng thành. Trong giai đoạn này, các em và các bậc phụ huynh đều cần phải trang bị đầy đủ kiến thức để quan sát những thay đổi từng ngày trong trong cơ thể của các em. Chỉ một sự chệch nhịp nhỏ trong quỹ đạo phát triển, nếu không được phát hiện và điều chỉnh kịp thời, sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng sức khỏe và khả năng sinh sản của các em sau này. Nhiều em nữ trong quá trình dậy thì có những bất thường về kinh nguyệt, thường gọi là rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì, những rối loạn này nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý, do đó cần khám chuyên khoa sớm.
- Như vậy, với các em tuổi vị thành niên, kinh nguyệt là hiện tượng như thế nào ?
- Kinh nguyệt được biểu hiện bằng việc chảy máu ra ngoài âm đạo do bong niêm mạc tử cung. Kinh nguyệt có tính chất định kỳ hàng tháng
- Ở tuổi dậy thì, kinh nguyệt có thể chưa đều trong khoảng 1-2 năm đầu kể từ khi bắt đầu có kinh do hoạt động của hệ thống trục dưới đồi – tuyến yên – buồng trứng chưa hoàn chỉnh.
- Chu kỳ kinh nguyệt như thế nào là bình thường?
Hãy nắm chắc một số khái niệm sau các bạn nhé:
- Tuổi có hành kinh lần đầu: Các em sẽ bắt đầu có kinh nguyệt ở độ tuổi trung bình từ 10-15 tuổi.
- Vòng kinh: được tính từ lúc bắt đầu thấy kinh của chu kỳ này đến lúc bắtđầu thấy kinh của chu kỳ tiếp theo. Vòng kinh kéo dài khoảng 22-35ngày. Phần lớn các em sẽ có vòng kinh trung bình 28 đến 30 ngày.
- Thời gian hành kinh: thời gian từ lúc bắt đầu ra máu đến khi không còn ra máu, sẽ kéo dài 3 đến 7 ngày.
- Lượng máu kinh: Các em thường phải thay 3-5 lần băng vệ sinh mỗi ngày, như vậy là bình thường. Máu kinh có màu đỏ tươi, không đông, mùi hơi nồng và không tanh.
- Chu kỳ kinh nguyệt như thế nào là bị rối loạn?
Có khá nhiều các biểu hiện rối loạn khác nhau. Dưới đây là liệt kê những biểu hiện bất thường của chu kì kinh nguyệt.
- Vô kinh nguyên phát: Đây là tình trạng xảy ra khi các em nữ đã quá 15 tuổi mà vẫn chưa có kinh nguyệt.
- Vô kinh thứ phát: Các em đã có kinh nguyệt đều đặn từ trước nhưng có giai đoạn quá 3 tháng liên tục mà chưa có kinh hoặc quá 6 tháng liên tục chưa hành kinh nếu trước đó kinh không đều.
- Rong kinh: Nếu thời gian hành kinh kéo dài trên 7 ngày.
- Rong huyết: Ra máu không liên quan đến chu kỳ kinh.
- Kinh ít: Lượng máu kinh ra rất ít.
- Kinh nhiều: Lượng máu kinh nhiều hơn bình thường.
- Kinh thưa: Vòng kinh dài trên 35 ngày.
- Kinh mau: Vòng kinh ngắn dưới 21 ngày.
- Băng kinh: Máu kinh ra rất nhiều, trên 150ml trong thời gian một vài ngày gây choáng váng, mệt mỏi đôi khi bị ngất xỉu.
- Thống kinh: Đau bụng nhiều khi hành kinh, có thể bị mệt mỏi và ảnh hưởng sinh hoạt.
Nếu các bạn có một trong các biểu hiện trên, cần phải đến cơ sở y tế để được kiểm tra, tư vấn.
- Vì sao trẻ nữ lại bị rối loạn kinh nguyệt?
Một số các nguyên nhân và một số yếu tố gây mất cân bằng nội tiết trong cơ thể dẫn đến kinh nguyệt bị rối loạn. Ví dụ như:
- Mang thai: Nếu các bạn nữ có quan hệ tình dục mà không sử dụng các phương pháp tránh thai nào gần đây mà mất kinh đột ngột, hay ra máu không bình thường kéo dài kèm theo đau bụng, hãy nghĩ đến khả năng có thai.
- Căng thẳng, stress : học tập căng thẳng, ốm đau nhiều ngày, stress trong cuộc sống…
- Thay đổi về cân nặng : Đột nhiên tăng hoặc giảm cân quá mức cũng dẫn đến rối loạn hóc môn trong cơ thể và ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt .
- Một số rối loạn ăn uống như ăn quá ít hoặc ăn vô độ.
- Tập thể dục nhiều, quá mức cũng làm thay đổi các hoạt động thông thường của cơ thể mất dẫn đến rối loạn kinh nguyệt.
- Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS): có biểu hiện thừa cân, rạn da, mụn trứng cá kèm theo mất kinh.
- Béo phì.
- Các vấn đề về nội tiết: như bệnh lý tuyến giáp, tuyến yên, tuyến thượng thận, khi đó sẽ có các dấu hiệu như đánh trống ngực, run tay, lồi mắt, béo phì, rậm lông, rạn da, mụn trứng cá nhiều.
- Bệnh mãn tính: Một số bệnh lý mà các bạn đang mắc phải ví dụ như hội chứng thận hư, lupus, các bệnh về máu, ung thư.
- Sử dụng thuốc và thảo dược không đúng chỉ định
- Một số gợi ý giúp kinh nguyệt của các em đều đặn và ổn định.
- Điều chỉnh chế độ tập luyện phù hợp hơn, cơ thể được điều tiết về trạng thái cân bằng, sinh lý cơ thể sẽ trở về bình thường do đó kinh nguyệt sẽ được điều hòa lại.
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, giàu canxi và Vitamin, chất khoáng. Chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng giúp cơ thể khỏe mạnh, cân bằng tâm sinh lý, giúp cho chu kỳ kinh nguyệt của chúng ta trở về bình thường.
- Tránh căng thẳng hoặc ăn uống không điều độ, không sử dụng các chất kích thích như rượu, thuốc lá, ma túy vì căng thẳng tress.. sẽ làm cho tuyến thượng thận sẽ tiết ra hoóc môn cortisol. Loại hoóc môn này có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh sản các nội tiết tố nữ như estrogen và progesteron.Sự ảnh hưởng của các loại hoóc môn này sẽ là nguy cơ gây ra rối loạn nội tiết tố trong cơ thể và ảnh hưởng đến kinh nguyệt của bạn.
Ths. Bs Thiều Thị Huyền Nhung.
Hãy đặt câu hỏi ngay bây giờ để nhận được tư vẫn từ chuyên gia
- Hotline 0389 972 144 - 0971 413 788
- Tư vấn 24/7
- Được sở Y tế cấp phép hoạt động
- Đội ngũ chuyên gia đầu ngành của Việt Nam và nước ngoài
- Công nghệ tiên tiến đạt chuẩn quốc tế
- Hệ thống cơ sở hiện đại bậc nhất
- Quy trình nghiệp vụ chuyên nghiệp an toàn
